HỆ THỐNG BÀI TẬP/ CÂU HỎI HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN
MÔN NGỮ VĂN 8
I.
Bài 18: Quê hương – Khi con tu hú
1.1.
Mức độ
nhận biết
Câu 1: Bài thơ “Quê
hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?
A. Tập thơ “Nghẹn
ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)
B. Tập thơ “Gửi miền
Bắc” (1955)
C. Tập thơ “Hai nửa
yêu thương” (1963)
D. Tập thơ “Khúc ca
mới” (1966)
Đáp án: A
Câu 2: Quê hương của
Tế Hanh gắn liền với nghề nào?
A. Làm muối C. Đánh cá
biển
B. Đóng thuyền đi
biển
D. Cả ba nghề trên
Đáp án: B
Câu 3: Chức năng chính
của câu nghi vấn dùng để làm gì?
A. Để hỏi
B. Để cầu khiến
C. Để khẳng định hoặc
phủ định
D. Để bộc lộ cảm xúc
Đáp án: A
Câu 4: Ngoài chức năng
chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì ?
A. Để cầu khiến.
B. Để khẳng định hoặc
phủ định.
C. Để biểu lộ tình
cảm, cảm xúc.
D. Cả A, B, C đều
đúng.
Đáp án: D
Câu 5: Hai câu
thơ ‘Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm-Nghe chất muối thấm dần trong
thớ vỏ’ sử dụng biện pháp nhân
hóa
A. đúng
B. sai
Câu 6: Nối tên tập thơ của nhà thơ Tế Hanh sao cho
đúng với năm sáng tác
Tập thơ
|
Năm sáng tác
|
Nối
|
1/ Hoa niên
|
a/ 1955
|
|
2/ Gửi miền Bắc
|
b/ 1945
|
|
3/ Tiếng sóng
|
c/ 1963
|
|
4/ Hai nửa yêu
thương
|
d/ 1960
|
|
|
e/ 1966
|
|
Đáp án: 1 – b, 2 – a,
3 – d, 4 - c
Câu 7: Lựa chọn các
cụm từ thích hợp cho sẵn ( đi biển, làng chài, làm muối ) điền vào chỗ trống:
Nội dung của bài thơ “Quê hương” đề cao giá
trị của nghề ………… của những người dân
sống ở ………….. quê hương.
Câu 8: Câu thơ nào
miêu tả nét đặc trưng của dân chài lưới?
A. Khi trời trong,
gió nhẹ, sớm mai hồng-Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
B. Ngày hôm sau, ồn
ào trên bến đỗ-Khắp dân làng tấp lập đón ghe về.
C. Dân chài lưới làn
da ngăm rám nắng-Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
D. Làng tôi ở vốn làm
nghề chài lưới-Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Đáp án: C
1.2 Mức độ thông hiểu
Câu 1: Những bài thơ
của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?
A. Thể hiện tình yêu
thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.
B. Thể hiện nỗi nhớ
thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được
thống nhất.
C. Tình yêu quê hương
miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.
D. Ca ngợi cuộc kháng
chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.
Đáp án: B
Câu 2: Nhận định nào
dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con
người ở quê hương ông ?
A. Nhớ về quê hương
với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
B. Yêu thương, trân
trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê
hương.
C. Gắn bó và bảo vệ
cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
D. Cả A, B, C đều sai
Đáp án: B
Câu 3: Trả lời câu
hỏi bằng cách lựa chọn đúng (Đ) hoặc sai ( S) những nhận định về biện pháp nghệ
thuật trong bài thơ “ quê hương” của Tế Hanh
1
|
bài thơ Quê hương
của Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng
|
|
2
|
bài thơ Quê hương
của Tế Hanh đã sử dụng biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật
khiến cho sự vật có một vẻ đẹp có một ý nghĩa
|
|
3
|
Nhớ về quê hương
với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
|
|
4
|
Yêu thương, trân
trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê
hương.
|
|
Đáp án: Đúng: 1,2;
Sai 3,4
Câu 4: Bốn câu thơ sau
nói lên điều gì?
“Nay xa cách lòng tôi
luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá
bạc, chiếc buồn vôi
Thoáng con thuyền rẽ
sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi
nồng mặn quá!”
A. Nỗi nhớ làng chài
của người con tha hương.
B. Tâm trạng yêu đời,
hăng say lao động của tác giả.
C. Tâm trạng luyến
tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
D. Miêu tả những vẻ
đẹp về màu sắc của biển quê hương.
Đáp án: A
Câu 5: ý nào nói đúng
nhất tâm trạng người tù-chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài
thơ ‘Khi con tu hú’?
A. Uất ức, bồn chồn,
khao khát tự do đến cháy bỏng
B. Nung nấu ý chí
hành động để thoát khỏi chốn ngục tù
C. Buồn bực vì chim
tu hú ngoài trời kêu
D. Mong nhớ da diết
cuộc sống ngoài chốn ngục tù.
Đáp án: A
Câu 6: Nhận xét nào
phù hợp với đoạn 1 của bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Mở ra cả một thế giới
rộn ràng, tràn đầy sức sống.
B. Khao khát tự do
đến cháy bỏng.
C. Bức tranh mùa hè
rực rỡ.
D.Sức cảm nhận tinh
tế,mãnh liệt của tâm hồn yêu đời.
Đáp án: A
Câu 7 Trả lời câu hỏi
bằng cách nối đặc điểm nội dung thơ sao cho phù hợp với tên tác giả
Đặc điểm
|
Tác giả
|
Nối
|
1/Ông sáng tác thơ để ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ của dân tộc.
|
a/ Tế Hanh
|
|
2/Ở ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc
đời thơ.
|
3/Thơ ông thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền
Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.
|
a/ Tố Hữu
|
4/Thơ ông thể hiện tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó
của tác giả đối với mảnh đất này.
|
Đáp án: 1,2 – b; 3,4
- a
Câu 8: tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để
hoàn thiện nhận xét sau:
Bài thơ Khi con tu hú
đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm khao khát …………… đến
cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh…………..
Đáp án: (tự do, tù đày, hạnh phúc )
1.3 Mức độ vận dụng
Câu 1: Trong giao tiếp, nhiều
khi những câu nghi vấn như: “Anh ăn cơm chưa?” “ Cậu đọc sách đấy à?” không nhằm
mục đích để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn được dùng để làm
gì?
Đáp án: dùng để chào hỏi
Câu 2: Lập dàn ý cho bài văn
thuyết minh về phương pháp làm bánh chưng
Đáp án:
Mở bài: Giới thiệu khái
quát về chiếc bánh chưng
Thân bài:
*Luận điểm 1: Nêu nguồn gốc của chiếc bánh chưng
Theo sự tích, bánh chưng gắn liền với truyện “Bánh chưng, bánh
giầy” và hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng thứ 6.
Về mặt lịch sử, bánh chưng xanh gắn với nền văn hóa Lạc Việt, được
nhắc đến trong Lĩnh Nam chích quái. Đây là loại bánh chính thống và lâu đời của
Việt Nam.
Hình dáng: Chiếc bánh chưng vuông vức khác hẳn so với bánh Tét ở
một số vùng miền. Bánh vuông tượng trưng cho đất.
*Luận điểm 2: Thuyết minh cách làm bánh chưng
Nguyên liệu gói bánh: đỗ xanh, thịt, mỡ, gạo nếp, tiêu,
hành…
Các công đoạn gói bánh.
Chuẩn bị bếp và luộc bánh.
Công đoạn ép và bảo quản sau khi bánh chín.
*Luận điểm 3: Nêu ý nghĩa:
Ý nghĩa về ẩm thực
Tầng nghĩa sâu xa, biểu tượng của chiếc bánh chưng trong mỗi dịp
Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam:
- Gia đình quây quần sum
vầy
- Là bánh thể hiện lòng
biết ơn của con cháu với tổ tiên trong mỗi dịp lễ tế
- Thể hiện lòng tự tôn, tự
hào dân tộc
- Tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển của vạn vật
Ca ngợi ý nghĩa của chiếc bánh chưng trong nền văn minh lúa
nước.
Kết bài:
Khái quát, khẳng định lại những giá trị to lớn của chiếc bánh
chưng
1.4
Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Đặt 3 câu nghi vấn không nhằm mục đích
để hỏi trong 3 tình huống khác nhau và giải thích mục đích sử dụng những câu
nghi vấn đó
Đáp án:
1/ Ai dám bảo
chúng tôi không hạnh phúc?
->
Câu nghi vấn có chức năng khẳng định (thường không có câu trả lời):
-
Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn dùng để khẳng định (ai,
không)
-
Câu nói nhằm khẳng định: Chúng tôi hạnh phúc
2/ Con có
học bài không thì bảo?
->
Câu nghi vấn có chức năng đe dọa (thường không có câu trả lời):
-
Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn (không)
-Dùng
để đe dọa: Mẹ muốn răn đe con việc học hành
3/ Sao nay mệt thế?
->
Câu nghi vấn có chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc (thường không có câu trả
lời):
-
Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn (sao, thế)
-Dùng
để bộc lộ cảm xúc: Mệt mỏi
Câu 2: Viết bài văn thuyết minh về phương pháp làm bánh chưng
Đáp án: ( Bài văn tham khảo
)
Nếu người Hàn Quốc tự hào vì có kim chi,
canh bánh gạo với vị cay nồng đặc trưng, người Trung Hoa có món Tổ mang ý nghĩa
năm mới tốt đẹp hơn năm cũ thì dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam lại không
thể thiếu món bánh chưng xanh làm từ gạo nếp dẻo thơm. Đó vừa là biểu tượng của
sự đầm ấm, sum vầy, sinh sôi nảy nở của vạn vật, vừa thể hiện được lòng biết ơn
của con cháu đối với Tổ Tiên, các bậc vua Hùng có công dựng nước. Và hơn thế
nữa, bánh chưng còn có ý nghĩa rất lớn trong nền văn minh lúa nước của
người Việt.
Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng,
bánh dày” và vị hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Theo đó, sau khi dẹp
xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con trai. Vừa đúng dịp đầu xuân,
vua họp mặt tất cả các vị hoàng tử lại và bảo rằng: "Con nào tìm được thức
ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua
cho". Các vị hoàng tử đua nhau lên rừng, xuống biển những mong tìm kiếm
được sơn hào hải vị dâng biếu vua cha. Chỉ riêng có hoàng tử thứ 18 là Tiết
Liêu (Lang Liêu) - sống có đức, rất hiểu thảo với cha mẹ - do mẹ mất sớm không
có ai chỉ lối nên vô cùng lo lắng. Một hôm, hoàng tử nằm mộng được vị Thần đến
bảo "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức
ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình
vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột
bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành". Khi Hoàng tử Lang Liêu dâng lên
vua cha món bánh chưng, bánh dày, vua ăn thấy ngon lại rất ý nghĩa nên bèn
truyền ngôi cho hoàng tử. Cũng kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, dân
chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Về mặt lịch sử, bánh chưng xanh gắn với nền văn hóa Lạc Việt, được
nhắc đến trong Lĩnh Nam chích quái. Thời điểm ra đời của chiếc bánh chưng xanh
cũng trùng với giai đoạn vừa dẹp xong giặc Ân. Đây là loại bánh chính
thống và lâu đời của Việt Nam.
Bánh chưng xanh có hình dáng vuông vức, phân
biệt rạch ròi với bánh Tét dài ở một số vùng miền. Bánh vuông tượng trưng cho
đất, những mong năm mới mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, nảy nở, nhân dân có
cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc.
Bên ngoài xanh lá dong xanh
Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu
Gói nghĩa tình, gói yêu thương
Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.
Như vậy, gói bánh chưng không đơn thuần chỉ là
gói ghém các nguyên liệu, mà còn là gói nghĩa tình, gói cả yêu thương giữa con
người với con người.
Nguyên liệu làm bánh chưng gồm: lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt
lợn, hành, tiêu… Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ càng. Lá dong chọn lá
xanh đậm, có gân chắc, lá to không bị rách hoặc héo rũ, sau đó đem rửa sạch,
phơi qua nắng để lá héo sẽ dễ gói hơn. Gạo nếp phải chọn loại thơm và dẻo, hạt
đều đặn, đem vo qua nước rồi ngâm 2 - 3 tiếng để hạt gạo nở đều, khi luộc sẽ
nhanh chín hơn. Đậu xanh xát bỏ vỏ, đun nhừ rồi vo thành từng viên tròn để làm
nhân. Riêng với thịt lợn, người làm bánh chọn miếng thịt có cả mỡ và nạc,
thường là thịt ba chỉ để đảm bảo độ ngầy ngậy, không bị quá khô hoặc quá ngán.
Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm lạt giang chẻ mong, ngâm qua nước để buộc bên
ngoài bánh. Tất cả các nguyên liệu này chính là biểu tượng của nền văn minh lúa
nước, vùng có khí hậu quanh năm nóng ẩm, nhiệt đới mang tính truyền thống, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Khó nhất
trong cách làm bánh chưng chính là khâu gói bánh. Người gói đòi hỏi phải có tay
nghề, sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo thì bánh mới vuông vức, đều đặn, đẹp và chắc
tay. Đầu tiên, xếp 2 tàu lá dong úp xuống, hơi chồng lên nhau. Sau đó, xếp tiếp
2 lá mặt ngửa theo hình chữ thập lên trên rồi đặt khuôn gói vào chính giữa. Gói
lần lượt các mặt lá xung quanh thành hình vuông của khuôn rồi đặt một khuôn mới,
vuông và to hơn phía ngoài. Đến đây, mở lá lấy khuôn ở phía trong ra, rải lần
lượt nguyên liệu vào bên trong, gạo nếp thì phủ kín 2 mặt lại, dàn đều và gói cẩn
thận. Khâu gói bánh đòi hỏi phải chắc tay, cẩn thận buộc từng dây lạt để bánh
không bị méo mó, không bị vỡ khi luôn chín. Khó là khó vậy nhưng lạ thay, cả
già trẻ, gái trai đều quây quần, háo hức được gói bánh.
Bánh chưng xanh của người Việt trở thành món ẩm
thực truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết. Nhiều người Việt ở nước ngoài
không có điều kiện về quê ăn tết cũng đã ngồi bên nhau, xúng xính chuẩn bị
nguyên liệu và gói bánh. Bởi vậy mới nói, từ khâu gói bánh đến luộc bánh chưng
đều thể hiện sự sum vầy, đầm ấm: gói bánh gói cả yêu thương.
Bánh chưng dâng lên ông bà tổ tiên, có mặt trong
dịp dỗ Tổ mùng 10 tháng 3 và nhiều dịp tế tế quan trọng. Đó là lòng biết ơn của
con cháu đối với tổ tiên, gợi nhớ truyền thống dựng nước giữ nước của những bậc
anh hùng dân tộc. Bánh chưng có thể có ở nhiều nơi nhưng món bánh chưng xanh
vuông vức gói lá dong chỉ có ở Việt Nam, thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc.
Ở một tầng nghĩa cao hơn nữa, bánh chưng còn gắn
liền với nền văn minh lúa nước của người Việt. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn
bó và trở thành cây lương thực quan trọng. Lúa mang cả ý nghĩa vật chất và tinh
thần, thể hiện sự no đủ, bởi vật mà vạn vật trong trời đất không có gì quý bằng
gạo. Vì vậy mà nguyên liệu chính của bánh chưng là hạt gạo. Gói bánh chưng là
ghém một nền văn hóa, văn minh lúa nước truyền thống lâu đời của người Việt, là
gửi gắm mong muốn, hy vọng của người dân về một năm mới an khang thịnh vượng,
vạn vật sinh sôi, mùa màng bội thu.
Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần
càng no đủ, tươm tất, mâm cỗ ngày Tết của người Việt càng trở nên phong phú, hấp
dẫn. Thế nhưng, bánh chưng vẫn là một món bánh cổ truyền không thể thiếu. Hơn cả
một món ăn thông thường, bánh chưng là bản sắc văn hóa, là nét đẹp ẩm thực, là
văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đó còn là tình yêu thương, gắn kết giữa
cho người với con người được truyền tụng từ quá khứ đến hiện tại và mãi mãi về
sau.