image banner
Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Câu hỏi và bài tập môn Văn học 7

HỆ THỐNG BÀI TẬP/CÂU HỎI  HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

MÔN: NGỮ VĂN 7

I. Bài 17: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1. Kĩ năng/ nội dung 1

1.1 Mức độ nhận biết 

Câu 1: Tục ngữ là thể loại thuộc bộ phận văn học nào?

A. Văn học dân gian

B. Văn học viết                                      

C. Văn học thời kì kháng chiến chống pháp

D. Văn học thời kì kháng chiến chống pháp

Đáp án: A

Câu 2: Câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?

A. Thành ngữ.    

B. Tục ngữ

C. Ca dao    

 D. Vè

Đáp án: B

Câu 3:

Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì?

A.   Các hiện tượng về quy luật của tự nhiên

B.   Công việc lao động sản xuất của nhà nông

C.   Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người

D.   Các kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.

Đáp án: D

Câu 4: Những câu Tục ngữ trong bài học được sử dụng theo phương thức nào?

A.   Tự sự

B.   Miêu tả

C.   Nghị luận

D.   Biểu cảm

Đáp án: C

 Câu 5: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?

A.   Kể lại diễn biến sự việc

B.   Đề xuất một ý kiến

C.   Đưa ra một nhận xét

D.   Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng

Đáp án: A

Câu 6:  Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các đặc điểm của văn nghị luận

Đặc điểm của văn nghị luận

Đ/S

1. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động

 

2. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.

 

3. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục,

 

4. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống mới có ý nghĩa.

 

         Đáp án: 1: S,       2,3,4: Đ

Câu 7: Điền từ (tương đối, kinh nghiện ngắn gọn, hình ảnh, quan sát )vào chỗ trống trong đoạn văn sau để thể hiện hiểu biết của em về tục ngữ:

Bằng lối nói .......có vần, có nhịp điệu, giàu......, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những ...... quý báu của nhân dân trong việc .... các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.

Điền theo thứ tự: ngắn gọn, hình ảnh,  kinh nghiệm, quan sát

Câu 8 : Nối cột A với cột B sao cho phù hợp

Câu tục ngữ

Ý nghĩa

1. Tấc đất, tấc vàng

a. Kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

b. khẳng định giá trị và vai trò của đất đối với người nông dân.

Đáp án: 1 nối b, 2 nối c

2.2. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Xác định nội dung và ý nghĩa của câu tục ngữ: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”?

A. Nhìn lên bầu trời thấy nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa. Phản ánh kinh nghiệm đoán thời tiết để sắp xếp công việc của cha ông ta.

B. Phản ánh kinh nghiệm trong việc trồng trọt

C. Phản ánh kinh nghiệm thưởng ngoạn thiên nhiên của ông cha ta.

D. Phản ánh kinh nghiệm phòng chống thiên tai của cha ông ta.

Đáp án: A

Câu 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

A. Khoai đất lạ, mạ đất quen

B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

C. Một nắng hai sương

D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân

Đáp án: C

Câu 3: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?

A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động

B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.

C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.

D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Đáp án: A

Câu 4: Hãy nối cột A (câu tục ngữ) với cột B ( nghệ thuật) sao cho phù hợp

Câu tục ngữ

Cách diễn đạt

1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

a. Sử dụng phép đối, cách nói cường điệu phóng đại

2. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

b. Sử dụng biện pháp ản dụ

          Đáp án: 1- b , 2-a

Câu 5: Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các nhận định về đặc trưng lối nói của các câu tục ngữ .

Đặc trưng lối nói của các câu tục ngữ

 

Đ/S

1. Ngắn gọn.                                         

 

2. Sử dụng nghệ thuật nhân hóa.

 

3.Cách nói cường điệu phóng đại.        

 

4. Có vần, có nhịp điệu, có hình ảnh.

 

 Đáp án: 1,4: Đ,   2,3: S

  Câu 6: Điền từ  (vai trò, đấu tranh, nhận xét, sinh hoạt , viên ngọc)

vào chỗ trống trong đoạn văn sau về đánh giá những câu tục ngữ:

 Trong kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ, ca dao dân ca luôn giữ .........quan trọng trong việc hình thành và phát triển tiếng nói của dân tộc, phản ánh ..............của nhân dân, biểu hiện những ........., những ý nghĩ của nhân dân trong cuộc sống ..........thiên nhiên, đấu tranh xã hội, xây dựng đất nước.

Đáp án: Điền theo thứ tự: vai trò, sinh hoạt, nhận xét, đấu tranh.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ?

A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).

B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.

C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Câu 8. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"?

A. Người làm ra của, của không làm ra người
B. Người sống đống vàng
C. Người ta là hoa của đất
D. Người còn thì của còn

Đáp án:  C

1.     3 MỨC ĐỘ VÂN DỤNG

                Bài 1: Câu tục ngữ sau phản ảnh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy cho đến nay còn giá trị không? Vì sao? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự và cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ đó?

                                               Mưa tháng ba hoa đất,

                                               Mưa tháng tư hư đất

      Đáp án

-  Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ, thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

=> Các câu trên đến nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thực tiễn của nó trong cuộc sống giúp con người ta dễ dàng xác định, dự đoán được thời thiết, thời vụ thích hợp, nuôi trồng đánh bắt được tốt nhất.

- Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự : Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

Ý nghĩa:  Kinh nghiệm dự báo thời tiết thông qua nhìn cầu vồng mắc từ đông sang tây thì dễ có khả năng mưa to, bão bùng.

 

                Bài 2: Nhận xét về nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên, có ý kiến cho rằng: “Những câu tục ngữ này là kinh nghiệm của cha ông ta về quan sát thiên nhiên và đồng thời để giúp con người biết sắp xếp công việc hợp lí.”

Từ đó, em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân trong việc sắp xếp các công việc hằng ngày của mình? ( Kể ra ba kinh nghiệm).

Đáp án:  Có thể rút ra một số kinh nghiệm của bản thân

+ Sắp xếp công việc hợp lí về mặt thời gian.

+ Khi làm việc cần chú ý đến thời tiết để không ảnh hưởng đến hiệu quả lao động.

+ Có biện pháp đối phó với sự biến đổi của thiên nhiên để hạn chế những thiệt hại do thiên nhiên gây ra.

1.4 .Mức độ vận dụng cao:

                Bài 1: Viết một đoạn văn từ 7-10 câu (chủ đề tự chon) trong đoạn văn có sử dụng một câu tục ngữ mà em đã học .

Đáp án

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì chúng ta không chỉ được kết nối với nhiều nguồn tài liệu hơn mà còn có nhiều hình thức học khác nhau nữa. Chính vì vậy mà chỉ cần bạn có ý thức, có ý chí cố gắng học tập thì có thể học được từ rất nhiều nguồn. Thế nhưng vai trò của người thầy trong cuộc sống hôm nay vẫn không hề thuyên giảm. Bởi theo em nghĩ người thầy vẫn là người dẫn dắt chúng em đến với những con chữ đầu tiên. Đó là những người ngày đêm miệt mài bên trang sách, bên những tờ gián án để mong muốn truyền tải, bắt nhịp cầu tri thức đến với tất cả các bạn học sinh. Không chỉ đóng vai trò là người mẹ thứ hai của chúng em ở trường mà mỗi GV còn là người bạn sẻ chia bao tâm tư tình cảm. Bởi những lẽ thường tình như thế mà trong thâm tâm luôn nhắc nhở mình một điều là phải luôn biết ơn, kính trọng quý thầy cô giáo vì "không thầy đố mày làm nên".

          Bài 2 : Có ý kiến cho rằng: tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay.

Bằng những dẫn chứng từ những câu tục ngữ trong bài học ( hoặc đã học) em hãy bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình với ý kiến trên.

*Về hình thức: đảm bảo bố cục 3 phần (MB, TB, KB)  trình bày sạch sẽ, không sai chính tả, đúng cấu trúc ngữ pháp của câu, dùng từ chuẩn xác, liên kết lô gic,...

* Về nội dung :

(Bài tham khảo)

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: " Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."

Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. 

Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa.  Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tựu về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
image banner