HỆ THỐNG BÀI TẬP/ CÂU HỎI HÔC
TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
MÔN GDCD 7
I. Bài/chủ đề: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
1.1.
Mức độ nhận biết
Câu 1: Dưới đây là những ý kiến khác nhau về tình
bạn. Em đồng ý điền (Đ) hoặc không đồng ý điền (S)
Cột A
|
Cột B
|
1. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai người hay
nhiều người, luôn biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
|
|
2. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều
người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng sống....
|
|
3. Tình bạn có thể giữa những người cùng giới hoặc
khác giới
|
|
4. Tình bạn cần có sự thông cảm, đồng cảm sâu sắc
|
|
Đáp án: 1: S, 2,3,4: Đ
Câu 2: Tình bạn trong sáng, lành
mạnh có ý nghĩa như thế nào?
A.
Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
B.
Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
C.
Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
D.
Giúp cho mọi người vui vẻ hơn
Đáp án A
Câu 2: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với đặc
điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
Cột A
|
Cột B (Đặc
điểm)
|
Tình bạn
trong sáng dựa trên các đặc điểm.
|
a. Phù hợp về
quan niệm sốngChân thành, tin cậy, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
|
b. Bình đẳng và tôn trọng, đồng cảm sâu sắc với nhau
|
c. Có thái độ thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng
nhau
|
Câu 3 : Biểu hiện nào là biểu hiện của
tình bạn trong sáng, lành mạnh là?
A. Hướng dẫn
bạn làm những bài khó và giúp bạn đến lớp khi bạn bị gãy chân.
B. Bao che cho bạn khi bạn mắc lỗi
C. Giúp bạn
nói dối cô giáo để nghỉ học.
D. Rủ bạn
chơi ma túy
Đáp án : A
Câu 4: Những
điều nào không nên làm trong tình bạn?
A. Lợi dụng
bạn để tìm kiếm lợi ích cho riêng mình
B. Nói xấu bạn sau lưng, gây hiềm khích
C. Động viên, an ủi khi bạn gặp chuyện buồn
D. Cùng giúp đỡ nhau học tập tiến bộ
Đáp án: A, B
1.2.Mức độ Thông hiểu
Câu 1: Câu tục ngữ: Gần mực thì
đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?
A.
Không chơi với bất kì ai.
B.
Chỉ nên chơi với người xấu.
C.
Chỉ nên chơi với những người quen biết.
D.
Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.
Đáp án: D
Câu 2:
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp
A(Trường hợp)
|
(B) Cách ứng xử với
bạn
|
1. Khi thấy bạn mắc khuyết điểm hoặc vi phạm kỉ luật
|
a. Giải thích đó là những hoạt động không lành mạnh,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và học tập. Động viên bạn luôn tự chủ
không tham gia váo các hoạt động đó
|
2. Khi thấy bạn của mình bị người khác rủ re, lôi
kéo, tham gia vào những việc làm không lành mạnh
|
b. Nhẹ nhàng khuyên răn và động viên bạn sẳ chữa
khuyết điểm
|
3. Khi thấy bạn mình có chuyện buồn, gặp khó khăn
trong cuộc sống
|
c. Cho rằng đó là chuyện hoàn toàn bình thường,
chúc mừng bạn và nhắc nhở mình phải biết quý trọng tình bạn
|
4. Khi thấy bạn của mình thân thiết với bạn khác
|
d. Kịp thời chia sẻ, động viên và thường xuyên hỏi
han, giúp đỡ bạn trong cuộc sống, học tập
|
Đáp án: nối:
1-b, 2-a, 3-d, 4- c
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện về
ý nghĩa của tình bạn trong sáng , lành mạnh
Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người thấy ..................
trong cuộc sống, yêu cuộc sống hơn và biết tự ...................để sống tốt
hơn, xứng đáng với bạn bè hơn.
Đáp án: Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người thấy ấm
áp, tự tin trong cuộc ống, yêu cuộc sống hơn và biết tự
hoàn thiện mình để sống tốt hơn, xứng đáng với bạn bè hơn.
Câu 4: Để xây dựng
tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường, em sẽ làm
gì ?
A. Luôn bao che cho
bạn mỗi khi bạn mắc lỗi.
B. Phê phán chỉ trích
nặng nề khi bạn mắc sai lầm
C. Cố gắng hòa đồng với mọi người. Chia sẻ với các bạn khi các bạn có
chuyện vui hoặc buồn
D. Cùng các bạn xây dựng tình bạn tốt đẹp, trong sáng, lành mạnh.
Đáp
án: C, D
1.3. Mức độ vận dụng
Bài tập:
Tình huống : Hai người bạn thân nhất của em đang rất giận
nhau: Bây giờ, hai bạn ấy không thèm nói chuyện với nhau nữa, nhưng cả hai đều
nói chuyện với em.
Câu
hỏi: Em có thể làm gì để giúp 2 bạn ấy?
Đáp
án: Trong trường hợp đó, em sẽ nói chuyện với từng bạn để hiểu
rõ ngọn ngành câu chuyện và tìm ra nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn. Em sẽ phân
tích và giúp từng bạn nguôi cơn giận. Bí mật hẹn cả hai bạn cùng ra quán
nước quen thuộc cả ba đứa cùng hay ngồi để cả hai bạn có cơ hội nói lên suy
nghĩ của mình, để cả hai hiểu nhau hơn và tha thứ lỗi lầm cho nhau, tiếp tục trở
thành những người bạn tốt.
1.4. Mức độ vận dụng cao
Bài tập: Em
cảm thấy thế nào khi bên cạnh em có những người bạn tốt? (viết đoạn văn 3-5 câu).
Bài làm:
Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi bên mình luôn có những người bạn tốt.
Dù bất cứ lúc nào, các bạn cũng luôn sẵn sàng ở bên cạnh và giúp đỡ mình những
lúc mình gặp khó khăn hay chia sẻ cùng mình mỗi khi mình có niềm vui trong cuộc
sống. Các bạn chơi với mình bằng sự chân thành, tôn trọng và không vụ lợi... Đó
thực sự là tình bạn đáng quý, em sẽ cố gắng xây dựng và vun đắp tình bạn đó
ngày càng tốt đẹp.