HỆ THỐNG CÂU
HỎI BÀI TẬP HỖ TRỢ
DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN
MÔN: Khoa
học tự nhiên 8
1.
Kĩ năng
1.1 Mức độ nhận
biết
Bài 1: Vật nào sau đây có cơ năng ?
A.
Hòn bi đang lăn.
B.
Vật gắn vào lò xo
đang bị nén.
C.
Viên đạn đang
bay.
D.
Tất cả các vật
trên.
Đáp án: D
Bài 2: Cho các cụm
từ: công, thế năng trọng trường, động
năng. Hãy chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Quả cầu bằng sắt có khối
lượng lớn hơn quả cầu bằng gỗ. Cùng ở một độ cao như nhau, quả cầu sắt
có.....................lớn hơn thế năng trọng trường của quả cầu gỗ vì khi rơi,
quả cầu bằng sắt có khả năng thực hiện.............lớn hơn quả cầu gỗ.
Đáp án: thế năng trọng
trường, công
Bài
3: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót nước vào axit đặc
B. Rót từ từ nước vào axit đặc
C. Rót nhanh axit đặc và nước
D. Rót từ từ axit đặc vào nước
Đáp án: D
Bài 4: Ghép cột A cho phù hợp với hiện tượng cột B
A
|
B
|
1. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc
vào đường hiện tượng là
2. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá
vôi cho đến dư axit. Hiện tượng là
3. Axit
sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại
|
a) Sinh ra khí SO2
b) Sủi bọt và có khí bay ra
c) Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra
d) Sủi bọt khí, đá vôi tan dần
|
Đáp án: 1- c, 2 – d, 3 – a
Bài 5. Dãy các kim loại đều tác
dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Al; Cu; Zn; Fe
B. Al; Fe; Mg; Ag
C. Al; Fe; Mg; Cu
D. Al; Fe; Mg; Zn
Đáp
án: D
Bài 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ
…………. với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ …………..,
vừa là sinh vật bị ……………… tiêu thụ.
Đáp án: dinh dưỡng, mắt xích phía sau,
mắt xích phía trước
Bài 7: Trong
một hệ sinh thái, cây xanh là:
A. Sinh vật
phân giải
B. Sinh vật
phân giải và sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật sản
xuất
D. Sinh vật
phân giải và sinh vật sản xuất
Đáp án: C
Câu
8: Hãy chọn câu trả lời
đúng về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn?
A. Sinh vật phân giải → Sinh
vật tiêu thụ → Sinh vật
sản xuất
B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật
sản xuất → Sinh vật
phân giải
C. Sinh vật sản
xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải
D. Sinh vật phân giải → Sinh
vật sản xuất → Sinh vật
tiêu thụ
Đáp án: C
1.2 Mức độ thông hiểu
Bài 1. Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B để có câu đúng:
A
|
B
|
Ghép đôi
|
1. Chiếc xe đang chạy có:
2. Tảng đá nằm chênh vênh trên núi có:
3. Dây cao su đang bị kéo căng có:
4. Máy bay đang bay có:
|
a) thế năng trọng trường so
với mặt đất
b) thế năng đàn hồi
c) động năng
d) cơ năng
e) không có dạng năng lượng
nào
|
1
- ......
2
- ......
3
- ......
4
- ......
|
Đáp án: 1c; 2a; 3b; 4d
Bài 2.
Em hãy đọc các câu dưới đây và viết chữ Đ vào câu
đúng, chữ S vào câu sai:
Câu
|
Đ hoặc S
|
Vật có thể tích càng
lớn thì động năng càng lớn
|
|
Vật có thể tích càng
nhỏ thì động năng càng lớn
|
|
Vật có vận tốc càng lớn
thì động năng càng lớn
|
|
Vật càng ở trên cao so
với mặt đất thì thế năng trọng trường của vật càng lớn
|
|
Đáp án: 1.
S; 2. S; 3. Đ; 4. Đ
Bài 3: Điền đúng hoặc sai vào Sơ đồ dùng
để sản xuất axit sunfuric
A. Cu → SO2 → SO3 →
H2SO4
|
|
B. S → SO2 → SO3 →
H2SO4
|
|
C. FeO →SO2 → SO3 → H2SO4
|
|
D. FeS2 →SO2 → SO3 →
H2SO4
|
|
Đáp án: sai, đúng, sai, đúng
Bài 4: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với những chất nào
sau đây?
A. MgO; Al(OH)3; NaOH; HCl.
B. Mg; CuO; Fe(OH)2; Zn.
C. Ca(OH)2; Ba(OH)2; Cu; FeO.
D.
Na2O; KOH; Ag; Na2SO4
Đáp án: B
Câu 5. Khoanh tròn vào chữ cái
đầu câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. H2SO4
tác dụng được với chất nào sau đây?
A. HCl B. BaCl2 C. NaCl D. H2O
Đáp án: B
Bài 6: Cho chuỗi thức ăn:
Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chui thc ăn này, loài nào được ếp
vào sinh vật tiêu thụ bậc 2?
A. Rắn.
B. Đại bàng
C. Nhái.
D. Sâu.
Đáp án: D
Bài 7: Sinh
vật tiêu thụ bao gồm:
A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ
B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
C. Động vật ăn thịt và cây xanh
D. Vi khuẩn và cây xanh
Đáp án: B
Câu 8: Cho chuỗi thức ăn đơn giản còn để chỗ trống
sau:
Cây gỗ
→ (...........) → Chuột → Rắn → Vi sinh vật
Loài nào sau đây điền vào chỗ
trống là hợp lí nhất
A. Mèo
B. Sâu ăn lá cây
C. Bọ ngựa
D. Ếch
Đáp án: D
1.3 Mức độ vận dụng thấp
Bài 1: Hai chiếc máy bay
có khối lượng như nhau. Một chiếc bay ở độ cao 2000m
với vận
tốc 200 km/h. Chiếc thứ hai ở độ cao 2500m và vận tốc 220 km/h.
Hỏi: chiếc nào có cơ năng lớn hơn ?
Đáp án: Chiếc máy bay thứ hai có cơ năng
lớn hơn vì bay cao hơn (thế năng trọng trường lớn hơn) và có vận tốc lớn hơn
(động năng lớn hơn).
Bài 2: hoàn thành phương
trình sau:
FeS2 → SO2 → SO3 →
H2SO4 → BaSO4
Đáp án:
4FeS2 + 11O2 to→
8SO2 + 2Fe2O3
2SO2 + O2 to→
2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
H2SO4 + BaCl2 →
BaSO4 + 2HCl
Bài 3: Cho lưới
thức ăn sau:

Em hãy viết 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên
Đáp án:
Cây xanh à chuột à mèoà vi khuẩn
Cây xanh à thỏ à mèo à vi khuẩn
Cây xanh à gà à cáoà vi khuẩn
Cây xanh à thỏ à cáo à vi khuẩn
1.4 Mức độ vận dụng cao
Bài 1. Phân tích quá trình biến đổi năng lượng trong trường
hợp quả bóng tung lên cao, rơi xuống, gặp mặt đất lại nảy lên.
Đáp án: Ta chọn mốc thế năng tại vị trí
thấp nhất của vật trong quá trình dao động là mặt đất (thế năng bằng 0). Tại vị
trí cao nhất, thế năng lớn nhất, động năng bằng 0. Khi bóng rơi xuống, động
năng tăng dần, thế năng giảm dần. Tại điểm thấp nhất thế năng bằng 0, động năng
lớn nhất. Khi quả bóng nảy lên, động năng giảm dần, thế năng tăng dần.
Bài 2: Cho Fe tác dụng với H2SO4 theo sơ đồ phản ứng
sau:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
a)
Viết phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng FeSO4 sinh
ra và khối lượng của H2SO4 tham gia sau khi kết thúc
phản ứng. Biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 (l) khí H2.
Đáp án:
n H
= 4,48: 22,4 = 0,2 mol
a. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
1mol 1mol 1mol 1mol
0,2mol
0,2mol 0,2mol 0,2mol
b. mFeSO
= n. M = 0,2 .
152= 30,4g
c. mH
SO
= n. M = 0,2 . 98= 19,6g
Bài 3: Trong hệ sinh thái gồm các sinh
vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà, dê, hổ,
diều hâu.
Hãy lập một lưới thức ăn
Đáp án




Bọ
rùa ếch, nhái Rắn Đại bàng


Cá Châu
chấu


Nấm,
vi khuẩn
Gà cáo
Dê Hổ