image banner
Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Câu hỏi và bài tập môn KHTN, tuần 2

BÀI TẬP HỖ TRỢ HỌC TRỰC TUYẾN

MÔN: Khoa học tự nhiên 7

A.   VẬT LÍ

Phần I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Khi gõ dùi vào mặt trống ta nghe thấy âm thanh, kết luận nào sau đây là đúng ?

A.   Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng cao.

B.   Gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng to.

C.   Gõ liên tục vào mặt trống, âm phát ra càng to.

D.   Gõ càng nhẹ vào mặt trống, âm phát ra càng cao.

Câu 2. Câu khẳng định nào sau đây là đúng ?

A.   Biên độ dao động là độ lệch nhỏ nhất của vật khi dao động

B.   Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm thanh phát ra càng cao

C.   Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm thanh phát ra càng to

D.   Cả A và C

Câu  3. Cho các cụm từ: cao, thấp, lớn, nhỏ. Hãy lựa chọn để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng ........

Câu  4. Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B để có câu đúng:

A

B

Ghép đôi

1. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn, thì

2. Độ to của âm được đo bằng

3. Độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng gọi là

4. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì tiếng đàn

a) đơn vị đềxiben (dB)

b) âm phát ra càng to

c) càng to

d) biên độ dao động

e) càng nhỏ

 

1 - ......

2 - ......

3 - ......

4 - ......

 

Câu 5. Em hãy đọc các câu sau đây và viết chữ Đ vào câu đúng, chữ S vào câu sai:

Câu

Đ hoặc S

Biên độ dao động càng nhỏ, vật dao động càng nhanh

 

Nguồn âm dao động với tần số càng lớn, âm phát ra càng bổng

 

Biên độ dao động của dây đàn càng lớn, âm phát ra càng to

 

Dao động càng chậm, tần số dao động càng lớn

 

Câu 6. Dùng tay gảy đàn, ta nghe được âm thanh phát ra. Độ cao, thấp của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ?

A.   Độ căng của dây

B.   Độ to, nhỏ của dây

C.   Độ mạnh, nhẹ của tay gảy

D.   Cả A, B đúng

Phần II. Tự luận:

Câu 1. Sáo trúc có cấu tạo là một ống trúc, trên đó có khoét các lỗ tròn nhỏ. Thổi vào một lỗ trên sáo, để không khi đi ra ở một lỗ khác thì có âm thanh, mỗi lỗ khác nhau thì cho âm thanh khác nhau, hãy giải thích hiện tượng trên.

Câu 2. Vì sao khi gõ tay vào bàn, ta nghe được âm thanh phát ra ?

Câu 3*. Đàn bầu hay còn gọi là đàn độc huyền chỉ có một dây. Làm thế

nào mà người nghệ sĩ khi chơi đàn vẫn tạo ra các âm thanh trầm, bổng khác nhau?

 Em hãy giải thích tại sao ?

          Câu 4*. Trong thế giới côn trùng, chúng thường phát ra một thứ âm thanh để trao đổi tín hiệu với nhau, tại sao chúng ta không nghe thấy các âm thanh đó bằng tai thường mà phải dùng một dụng cụ khuếch đại âm thanh mới nghe thấy được ?

 

B.   SINH HỌC

1. Giới thiệu chung cơ thể người, tiêu hóa và vệ sinh tiêu hóa.

1.1. Nhận biết

Bài 1: Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng nào sau đây?

A.     Hút máu về và đẩy máu đi khắp cơ thể

B.     Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể

C.     Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã ra ngoài

D.     Trao đổi khí oxi và cacbonic.

Bài 2: Thận là cơ quan nào trong các hệ cơ quan sau đây:

A. Hệ tuần hoàn                        B. hệ hô hấp              

C. Hệ bài tiết                             D. Hệ thần kinh

Bài 3: Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể ?

1. Hệ hô hấp                                    2. Hệ sinh dục

3. Hệ nội tiết                                    4. Hệ tiêu hóa

5. Hệ thần kinh                                6. Hệ vận động

A. 1, 2, 3                                             B. 3, 5

C. 1, 3, 5, 6                                         D. 2, 4, 6

Bài 4: Thực chất của hoạt động tiêu hóa là gì?

A. Là biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải ra ngoài.

B. Là quá trình chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày

C. Là quá trình nghiền nhỏ thức ăn giúp thức ăn thấmđều nước bọt

D. Là quá trình tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng của ruột non.

1.2. Thông hiểu

Bài 1: Tại sao ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa:

A. Thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt hóa học.

B. Là cơ quan chủ yếu hấp thụ nước để tạo phân.

C. Là nơi diễn ra hoạt động tiêu hóa một cách triệt để nhất.

D. Là nơi diễn ra hoạt động của enzim amilaza.

Bài 2: Vì sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt?

A. Vì Enzim amilaza trong nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozo.

B. Vì Enzim pepsin trong dịch vị giúp biến đổi protein thành peptit.

C. Vì các enzim tiêu hóa thực hiện tiêu hóa hóa học.

D. Vì thức ăn được cắn xé, nghiền nhỏ giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa. 

Bài 3: Những phân tử chất dinh dưỡng nào được hấp thụ qua ruột non vào máu sau đó đi tới các tế bào của cơ thể?

A. Tinh bột,  đường đôi, đường đơn.       B. Đường đơn, axitamin, axit béo.

C. Protein, lipit, Glixerin                       D. Đường đôi, peptit, tinh bột.       

Bài 4: 

 Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp

A. Gluxit, lipit, protein                  B. Tinh bột, lipit.

C. Đường đôi, protein                    D. Lipit, protein.

 1. 3. Vận dụng thấp

Bài 1:     

Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non sẽ như thế nào?

1. 4. Vận dụng cao

Giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN

A.   VẬT LÍ

Phần I. Trắc nghiệm:

Câu 1. B

Câu 2. C

Câu 3. nhỏ.

Câu 4.  1b;  2a;  3d;  4c.

Câu 5.

Câu

Đ hoặc S

Biên độ dao động càng nhỏ, vật dao động càng nhanh

S

Nguồn âm dao động với tần số càng lớn, âm phát ra càng bổng

Đ

Biên độ dao động của dây đàn càng lớn, âm phát ra càng to

Đ

Dao động càng chậm, tần số dao động càng lớn

S

Câu 6. D

Phần II. Tự luận:

Câu 1. Khi thổi sáo, ta đã tạo ra một cột không khí dao động giữa hai lỗ của sáo. Các lỗ có vị trí khác nhau, tức là khoảng cách từ lỗ thổi đến các lỗ khác nhau, do đó cột khí trong ống sáo cũng dao động khác nhau và tạo ra các âm thanh khác nhau.

Câu 2. Khi gõ tay vào bàn, mặt bàn bị dao động tạo ra âm thanh

Câu 3*. Trong cấu tạo của đàn bầu có một bộ phận gọi là cần đàn, người nghệ sĩ khi gảy đàn, muốn tạo ra các âm thanh trầm, bổng khác nhau thì vừa gảy đàn vừa điều chỉnh độ dài và độ căng của dây đàn bằng chính cần đàn đó. Như vậy, ở mỗi vị trí khác nhau của cần đàn, dây đàn lại dao động khác nhau và phát ra âm thanh khác nhau.

Câu 4*. Các con côn trùng tạo ra âm thanh gọi là hạ âm, nằm ngoài khả năng nghe thấy của người nên muốn nghe được, ta phải dùng máy khuếch đại âm thanh nâng tần số vào trong khoảng nghe được của tai người.

B.   SINH HỌC

1.1. Nhận biết

Bài 1: A

Bài 2: C

Bài 3: B

Bài 4: A

1.2. Thông hiểu

Bài 1: A,C

Bài 2: A

Bài 3: B

Bài 4: A

3. Vận dụng thấp

Bài 1: Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non

liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

4. Vận dụng cao

Bài 1: Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp

niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là do các chất nhầy do các TB tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các TB niêm mạc với pepsin.

 

 

image banner