HỆ THỐNG BÀI TẬP/ CÂU HỎI HÔC
TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
MÔN NGỮ VĂN 7
I. Bài/chủ đề: Tục ngữ về con người, xã hội
1.1.
Mức độ nhận biết
Câu
1: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?
A. Là các quy luật của tự nhiên
B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
C.Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải
có.
D.Là thế giới tình cảm phong phú của con người.
Đáp án: C
Câu
2: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “ Đói cho sạch,
rách cho thơm” ?
A. Đói ăn vụng, túng làm càn.
B. ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
C. ăn phải nhai, nói phải nghĩ
D. Giấy rách phải giữ lấy lề.
Đáp án: D
Câu
3: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy
không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ?
A. Hoàn toàn trái ngược nhau
B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
C. Hoàn toàn giống nhau
D. Gần nghĩa với nhau
Đáp án: B
Câu
4: Nội dung nào không có trong nghĩa của câu tục ngữ “ Học thầy
không tày học bạn” ?
A. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn
B. Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi
C. Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy
D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn.
Đáp án: D
Câu
5: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để được một nhận định đúng.
A
|
B
|
Dưới hình thức nhận xét, khuyên
nhủ, tục ngữ về con người và xã hội truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích về
cách
|
1. nhìn nhận các quan hệ giữa con
người với con người
|
2. nhìn nhận giá trị con người,
trong cách học, cách sống và cách ứng xử hằng ngày.
|
Khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh
tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
|
Đáp án: 1,2
Câu
6: Mục đích của việc rút gọn câu là gì ? (Điền đúng Đ hoặc sai S vào các mục
đích sau)
Mục đích
|
Đ/S
|
1.
Làm cho câu ngắn gọn hơn, thong tin được
nhanh.
|
|
2.
Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu
trước.
|
|
3.
Nhấn đối tượng được nói đến trong câu
|
|
4. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
|
|
Đáp án: 1, 2,4: Đ, 3: S
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện những
điều cần chú ý điều khi rút gọn câu.cộc lốc, khiếm nhã, sai, đầy đủ
- không làm cho người nghe,
người đọc hiểu ..(1).... hoặc hiểu không ....(2)....nội dung câu nói.
- Không biến câu nói thành một câu ...(3)....
Đáp án: điền theo thứ tự : (1): sai, (2): đầy đủ,
(3): cộc lốc
Câu
8: Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ?
A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .
B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
C. Là cách sắp xếp các ý, các dẫn chứng theo một trình tự hợp lý.
D. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm
Đáp án: B
1.2.
Mức độ thông hiểu
Thông
hiểu
Câu
1: Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” dùng cách diễn đạt nào ?
A. Bằng biện pháp so sánh
B. Bằng biện pháp ẩn dụ
C. Bằng biện pháp chơi chữ
D. Bằng biện pháp nhân hoá.
Đáp án: B
Câu
2: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Một mặt người
bằng mười mặt của” ?
A. Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người
B. An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân ta cho là “của đi thay
người”
C. Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân ta: đặt con người lên
trên mọi thứ của cải
D. Khuyến khích việc sinh đẻ nhiều con.
Đáp án: D
Câu 3: Trong các câu tục ngữ trên, câu nào là câu rút gọn?
Câu rút gọn
|
Đ/S
|
a) Người ta là hoa đất.
|
|
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
|
|
c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm
đứng.
|
|
d) Tấc đất tấc vàng.
|
|
Đáp án: b,c: Đ; a,d: S
Câu
4: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp
hơn” được rút gọn thành phần nào ?
A. Trạng ngữ. B. Chủ
ngữ.
C. Vị ngữ. D.
Bổ ngữ.
Đáp án: B
Câu
5: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho
việc gì nhiều nhất ?” ?
A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
C. Mình đọc sách là nhiều nhất.
D. Đọc sách.
Đáp án: D
Câu
6: Trình từ lập luận nào đúng trong bài “Chống nạn thất học”?
A. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học. – chống thất học bằng cách
nào. – chống thất học để làm gì
B. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học - chống thất học để làm gì -
chống thất học bằng cách nào.
C. chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học.
- chống thất học để làm gì
D. chống thất học để làm gì - chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì
sao phải chống nạn thất học
Đáp án: B
Câu
7: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Trong ….. ta thường gặp nhiều câu rút gọn.
A. văn xuôi
B. truyện cổ dân gian
C. truyện ngắn
D. văn vần ( thơ, ca dao)
Đáp án: D
Câu 8: Tính chất nào phù hợp với đề bài: "Đọc sách rất có lợi"
A.
Ca ngợi
C. Phân tích
B.
Khuyên nhủ
D. Suy luận, tranh luận
Đáp án: B
1.3. Mức độ thông
hiểu
Bài tập 1: Tìm
luận điểm , luận cứ cho đề văn sau:" Sách là người bạn lớn của con người"
Đáp án:
-
Luận điểm
+ Sách có vai trò to lớn trong
đời sống xã hội. Sách đáp úng nhu cầu hưởng thụ cái hay, cái đẹp và nhu cầu
phát triển trí tuệ tâm hồn.
+ Ta phải coi “Sách là người bạn lớn của con người” vì trên lĩnh vực văn hoá, tư
tưởng không có gì thay thế được sách.
- Tìm
luận cứ:
+ Sách mở mang trí tuệ giúp ta khám phá những
điều bí ẩn của thế giới xung quanh, đưa ta vào tìm hiểu tác giả cực lớn là
thiên hà và tác giả cực nhỏ như hạt vật chất.
+ Sách đưa ta ngược thời gian về với những
biến cố lịch sử xa xưa và hướng về ngày mai.
+ Sách cho ta những phút thư giãn thoải mái.
Bài tập 2. Nhận xét về nội dung của những
câu tục ngữ về con người, có ý kiến cho rằng: “Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đồng thời
hướng mỗi người tới những phẩm chất và lối sống tốt đẹp.”
Qua đó, em thấy mình cần phải làm gì để
trở thành một người có ích? ( Kể bốn biểu hiện của bản thân)
Đáp án: HS có thể liên hệ bản
thân:
+ Học tập, trau dồi tri thức thật
tốt
+ Lao động tốt.
+ Khiêm tốn, chịu khó học hỏi.
+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức tốt.
+ Vận động mọi người làm việc tốt.
1.4.
Mức độ vận dụng cao
Bài
tập 1: Viết đoạn văn từ (5-7 câu )có sử dụng
ít nhất một câu rút gọn.
Đoạn văn tham khảo
Mùa hạ qua đi, mùa thu
lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên. Nhìn đám học sinh
khuôn mặt ai nấy hơn hở đến trường mà trong lòng tôi gợi lên những
cảm giác khó tả. Vui mừng, hớn hở, nôn nao. Nhớ
những khi lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm lớp mình
hay những buổi học đầu năm học mới thật hứng khởi với tụi học sinh
như chúng tôi. Giờ đã xa trường rồi, chuẩn bị bước vào ngôi trường
cấp 3, những hoài niệm về ngôi trường cấp 2 cứ nóng lên trong tâm
trí. Sắp phải đến một ngôi trường mới, gặp những người bạn mới và
thầy cô mới, dù có chút lo lắng nhưng tôi tin mọi thứ sẽ sớm thật
tuyệt như khi còn ở trường cấp 2 của mình.
Bài tập 2: Xây dựng các luận điểm, luận cứ, và
cách lập luận cho các bài thuyết minh thuyết phục những người xung quanh em về
một trong các vấn đề sau:
Vấn đề: Không nên vứt rác bừa bãi.
Đáp án
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “vứt rác bừa bãi”
2. Thân bài
a. Nêu vấn đề
- Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định,
không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.
- Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.
- Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết
chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.
* Thực trạng
- Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá
bị ô nhiễm nghiêm trọng
- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không
quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.
- Ngay cả trên xe buýt, ngay thùng rác cũng không thèm
vứt vào
b. Phân tích
đúng sai vấn đề:
* Nguyên nhân
- Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống
- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị
trí không thuận tiện cho việc vứt rác.
- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.
* Tác hại
- Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó
còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.
- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu
du lịch hay danh lam thắng cảnh.
- Gây tổn hại tiền của cho nhà nước.
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh
hiện đại.
c. Liên hệ, phương hướng:
Đây là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý
thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng
như đối với cuộc sống của bản thân mình.
- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần
trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.
Biện pháp
- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân
trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.
- Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi
trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, chiến dịch 3R…
3. Kết bài:
- Môi trường là nơi mọi người sinh sống,cùng làm việc
và mọi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường sống chung.
- Chúng ta cần phải biết rằng vứt rác ra nơi công cộng
là chính chúng ta đã góp phần làm ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sự sống của
nhiều người.
- Vậy, hãy không với xả rác bừa bãi!