HỆ THỐNG BÀI
TẬP/ CÂU HỎI HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
MÔN NGỮ VĂN 6
TUẦN 2: ( Sau tái giảng kì 1)
Bài 19 : Bức tranh của em gái tôi
1. Mức độ nhận
biết
Câu 1.Văn bản “ Bức tranh của
em gái tôi ’’ là của tác giả nào ?
A.Tạ
Duy Anh C. Đoàn Giỏi
B.Tô
Hoài D.Tố Hữu
Đáp án A
Câu 2. Nhân vật chính trong
truyện Bức tranh của em gái tôi là ai
?
A. Người em gái và mẹ C. Người mẹ và anh
trai
B. Người em gái và anh trai D. Cô em gái Kiều Phương- Mèo
Đáp án B
Câu 3: Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể
của ai ?
A. Lời người anh, ngôi
thứ nhất C. Lời tác giả, ngôi thứ
ba
B. Lời người em, ngôi
thứ hai D. Lời người dẫn truyện,
ngôi thứ hai
Đáp án A
Câu 4: Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
A. Hãnh diện, tự hào,
xấu hổ C. Tức tối,
xấu hổ, hãnh diện
B. Ngạc nhiên, xấu hổ,
hãnh diện D.Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
Đáp án D
Câu 5: Khi tài năng của người em được phát hiện, người anh có thái độ ra
sao ?
A.Chê bai, không thèm
quan tâm tranh của em
B. Buồn
bã, khó chịu, gắt gỏng và không còn thân với em như trước
C. Ghét
bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ
D. Vui
mừng vì em có tài
. Đáp án B
Câu 6: Điền Đ hoặc S vào trước mỗi nhận định về thái độ của Kiều
Phương khi biết mình có tài năng hội họa
và được mọi người quan tâm
Nội
dung
|
Đúng
|
Sai
|
1.Cuộc
sống của Kiều Phương vẫn diễn ra bình thường như mọi khi
|
|
|
2. Thương hại anh vì thấy anh
không có tài như mình
|
|
|
3.Thấy
mình là trung tâm của mọi sự chú ý nên tự làm mọi thứ theo ý mình
|
|
|
4.Vẫn hồn nhiên và giành cho
anh những tình cảm tốt đẹp
|
|
|
Đáp án: 1-Đ, 2-S, 3-S, 4-Đ
Câu 7 : Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho đúng
với khái niệm về văn tả người ?
Văn tả người là
gợi tả về các nét ……
(1…….(2) …….(3) ……..(4) và lời nói của
nhân vật được miêu tả.
Đáp án
1-ngoại hình
2-tư thế
3- tính cách 4- hành động
Câu 8 : Nối sự việc (cột A) với số thứ tự ( cột B) để
sắp xếp lại sự việc theo đúng trình tự kể trong văn bản Bức tranh của em gái tôi
A
|
NỐI A-B
|
B
|
(a) Mèo tham gia trại thi vẽ
tranh quốc tế và đoạt giải nhất
|
|
1
|
(b) Tôi gọi em gái là Mèo
vì em luôn tự bôi bẩn lên mặt và lục lọi đồ vật
|
|
2
|
(c) Bí mật của Mèo bị lộ, mọi
người đều vui mừng, chăm chút cho tài năng của Mèo, tôi lại muốn khóc
|
|
3
|
(d) Tôi cùng bố mẹ đi xem
tranh và sững người, ngỡ ngàng, hãnh diện, sau đó là xấu hổ khi đứng trước bức
tranh “Anh trai tôi” do Mèo vẽ
|
|
4
|
(e) Tôi phát hiện em tự chế
thuốc vẽ và bí mật theo dõi
|
|
5
|
(g) Tôi xem trộm các bức
tranh của Mèo và lén trút ra một tiếng thở dài
|
|
6
|
Đáp án: 1.(b) 2.(e), 3(c), 4(g), 5(a), 6(d)
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Tại sao khi đứng trước bức tranh được giải của em gái, người anh
muốn nói với mẹ “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của
em con đấy” ?
A. Vì anh hối hận vì những gì mình đã giành
cho em và thấy không xứng đáng
B. Vì bức tranh không vẽ với tấm lòng trong sáng
của em gái
C. Vì
anh cảm thấy hãnh diện về bản thân
D. Vì anh nhận được tình cảm của em và thấy
mình không đẹp như bức tranh
Đáp án A
Câu 2:
Vì sao khi xem trộm tranh của em, người anh lén trút tiếng thở dài ?
A. Buồn vì thấy mình không có tài năng như em
B. Ghen tức vì em được mọi người quan tâm chăm sóc
C. Buồn vì mình bất tài, thầm cảm phục tài năng của em
D. Sung sướng vì em vẽ quá giỏi
Đáp án C
Câu
3: Câu văn dưới đây có mấy phó từ ?
Mùa xuân
xinh đẹp đã về ! thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về !
A. Hai phó từ C. Ba phó từ
B. Một phó từ D.Bốn phó từ
Đáp án C
Câu
4: Vì sao khi vẽ tranh dự thi người em lại chọn vẽ anh trai mình ?
A. Anh đẹp và có đường nét dễ vẽ
B. Yêu quý anh vì anh là người thân thuộc nhất
C. Tức anh, cố tình vẽ trêu anh
D. Muốn làm anh thay đổi cách vẽ về mình
Đáp án
B
Câu
5: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
A.
Cuộc thi vẽ tranh
sắp đến gần.
B.
Bố mẹ tự hào về Kiều Phương.
C.Tôi
trút tiếng thở dài.
D.
Mặt Kiều Phương như mèo.
Đáp
án A
Câu
6: Điền Đ hoặc S vào trước mỗi nhận xét về giá trị nội dung bài học của truyện Bức tranh của em gái tôi
Nội
dung
|
Đúng
|
Sai
|
1. Đố
kị trước tài năng của người khác, làm mọi cách để vượt trội
|
|
|
2.Trân trọng và vui mừng trước
tài năng cả người khác
|
|
|
3.Phải biết cạnh tranh
hơn thua trước tài năng của người khác
|
|
|
4. Nhân hậu độ lượng sẽ giúp mình
vượt qua tính ích kỉ của cá nhân
|
|
|
Đáp án : 1-S, 2- Đ, 3-S, 4- Đ
Câu 7 : Điền các phó từ thích hợp sau : đều, rất, không, cần, đã, hãy , đừng, chớ vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau ?
Thế là mùa xuân mong ước ...... (1) đến. Đầu tiên, từ
trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí……(2) còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh
sáng mặt trời. Cây hồng bì.....(3) cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các
cành cây .... (4) lấm tấm mầu xanh.
(Tô Hoài)
Đáp án
1- đã, 2- không, 3- đã, 4-đều
Câu 8: Nối các việc cần làm khi viết văn miêu tả ( cột
A) với số thứ tự ( cột B) để sắp xếp đúng trình tự của văn miêu tả người
A
|
Nối A-B
|
B
|
(a) Lựa chọn các chi tiết
nổi bật của người cần tả
|
|
1
|
(b) Quan sát để phát hiện các
dấu hiệu, chi tiết của người cần miêu tả
|
|
2
|
(c) Sắp xếp các chi tiết
theo định hướng của bài viết
|
|
3
|
(d) so sánh , hình dung, liên
tưởng về sự vật trong tương quan các sự vật xung quanh
|
|
4
|
(e) Kể lại câu chuyện có mở
đầu, diễn biến và kết thúc
|
|
|
Đáp án:
1-(b), 2-(a), 3-(d), 4-(c)
3, Mức độ vận dụng
Câu 1: Viết một đoạn văn khoảng 7- 10 dòng miêu tả nét mặt, cử chỉ, lời
nói đặc biệt thú vị của một người bạn
trong lớp em trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
·
Về hình thức: đảm
bảo bố cục có câu mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn, trình bày sạch sẽ,
không sai chính tả, đúng cấu trúc ngữ pháp của câu, dùng từ chuẩn xác…
·
* Về nội dung : - Giới thiệu về người bạn đó ?
-
Miêu tả kĩ nét mặt,
cử chỉ, lời nói của bạn đó ra sao trong một tình huống cụ thể ?
-
Nêu ấn tượng của
em về đặc điểm thú vị đó
Câu 2 : Qua câu chuyện của nhân
vật người anh trai trong văn bản Bức
tranh của em gái tôi. Em hãy rút ra ba bài học ứng xử cho bản thân ? ( diễn
tả bằng 3 dòng)
Đáp án:
-
Không mặc cảm tự
ti, đố kị trước tài năng của người khác
-
Biết trân trọng và
yêu quý tài năng của người khác
-
Nhân
hậu độ lượng sẽ giúp mình vượt qua tính ích kỉ của cá nhân
4, Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Tả
một cơn mưa rào mùa hạ
Đáp
án :
*Về hình
thức: đảm
bảo bố cục 3 phần (MB, TB, KB) trình bày
sạch sẽ, không sai chính tả, đúng cấu trúc ngữ pháp của câu, dùng từ chuẩn xác,
liên kết lô gic,...
* Về nội
dung :
1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:
- Mưa vào ban đêm,
khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.
2. Thân bài:
*Tả cơn mưa theo
trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.
- Mưa xối xả, dữ
dội.
- Cây cối trong
vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc
gần lúc xa.
- Dòng nước mưa từ
trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.
- Tiếng mưa lộp độp
trên mái nhà.
- Mưa mỗi lúc một
to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào...
- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian
phòng.
*Sau cơn mưa:
- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch
nhái kêu ộp oạp... ộp oạp... nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là
vui tai.
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Sáng ra, trời trong veo không một gợn
mây.
- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối
mùa.
3. Kết bài:
- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.
- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối
cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
Câu 2: Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi
Đáp án :
*Về hình thức: đảm bảo bố cục 3 phần (MB, TB, KB) trình bày sạch sẽ,
không sai chính tả, đúng cấu trúc ngữ pháp của câu, dùng từ chuẩn xác, liên kết
lô gic, …
* Về nội dung :
1- Mở bài:
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...
2- Thân bài:
a- Tả bao quát:
- Cảnh sân trường lúc bắt đầu
ra chơi (ồn ào, náo nhiệt hẳn lên).
- Hoạt động vui chơi của mọi
người trong cảnh (các trò chơi được bày ra thật nhanh ... )
b- Tả chi tiết:
- Hoạt động vui chơi của từng
nhóm (trai: Đá cầu, rượt bắt, .... nữ: Nhảy dây, chuyền banh .... )
- Đâu đó vài nhóm không thích
chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.
- Âm thanh (hỗn độn, đầy tiếng
cười đùa, la hét, cãi vã ....)
- Không khí (nhộn nhịp, sôi
nổi ...)
c- Cảnh sân trường sau giờ
chơi:
Vắng lặng, lác đác vài chú
chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.
3- Kết luận:
Nêu ích lợi của giờ chơi:
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.
Thoải mái, tiếp thu bài học
tốt hơn